*** Vietnamese translation below
This Saturday in Vancouver, Washington, a new memorial will be dedicated to 59 Americans from the state’s Clark County who were lost during the Vietnam War. One of them was 21-year-old Daniel Bernard Cheney. The U.S. Army Lieutenant, a distinguished COBRA pilot, and his co-pilot were killed when their helicopter was shot down as they provided ground support to another downed helicopter pilot, who lived.
Since receiving news of his death, Dan’s family has been honoring his life by finding ways to look beyond their loss and give back to others. As soon as relations between the U.S. and Vietnam were normalized, Dan’s sister Jerilyn Brusseau and her late husband Danaan Parry started PeaceTrees Vietnam, a nonprofit organization that works in central Vietnam to clear the land of unexploded bombs and mines, plant trees in their place, and support the lives of local people. PeaceTrees has safely cleared 100,000 landmines and bombs, planted 64,000 trees, built 12 kindergartens, 11 libraries and 100 homes, provided mine risk education to 80,000 children and their family members, and hosted 60 “Citizen Diplomacy Delegations” to plant trees and grow friendships.
Dan’s mother Rae, now 96 years old, has been a PeaceTrees volunteer from the start. She listened over the years as other volunteers talked about how going in Vietnam changed their lives. But she couldn’t imagine making the trip herself. All that changed in 2010 with an invitation to a special event. Rae boarded a flight in September and headed to Hanoi. A few days later, she found herself face to face with a Vietnamese mother whose two sons had died fighting for the other side. The 2 Sides Project recently spoke to Rae about what that moment was like, and what she’ll say as an honored speaker at the memorial this weekend. And that’s where we start, in Rae’s own words…
I’ve thought a lot about what to say on Saturday, how to put words together. The parents of the other soldiers lost will be there. I want to extend my love to them, but I also want to tell them how I was able to release the anger and the bitterness I felt. I never really pointed to the Vietnamese in that anger. I just pointed at life, because I knew something about war. My husband, Bun, spent three and a half years in the Pacific during World War II. We seldom heard from him. He came home safe, but the pain I suffer today sometimes surfaces because of the loneliness I felt when he was away.
So many friends and family were really a comfort to us as we struggled with our loss each day. As Jerilyn’s own family grew, she would bring her children to our home, and the conversation would always turn to Dan. She really wanted her kids to know about their uncle. She said one night that she would go to Vietnam one day. We knew she meant it.
Jerilyn and Danaan started PeaceTrees after Bun died. I moved to be closer to her, and went to the PeaceTrees office frequently. But I didn’t leave in peace and joy because the thought that kept coming to me was they are working where we lost Dan. I knew their mission well, but kept thinking, I have one more child going back to that country. Is that going to be ok with me? I really struggled with that.
Jerilyn eventually asked if I would help write thank you cards to donors. One day, as I was writing these words of kindness, it suddenly came to me that there were many, many mothers who were suffering in Vietnam, the same as me. And with that thought in mind I began to feel some peace. I could recognize the fact that I wasn’t alone.
Year after year volunteers came back and talked about what they saw and how they felt, and how kind the Vietnamese were. No one ever said they felt insecure or unsafe, it was just so positive every step of the way. There was a moment when I thought ok, I can do this. I was at home one day and actually got my suitcase down, and then I thought about all the complications to get a visa. I put the bag back. I know now why I hesitated. It was beyond my fondest dream that I could ever go where Dan lost his life.
By early 2010, PeaceTrees had formed a board, and I was a member. At our meeting in January the director stood before we started and said he wanted to talk about something. He wanted to extend an invitation to me to cut the ribbons on a kindergarten and library in Vietnam that they wanted to build to honor Dan. Well, I had to go, didn’t I?
In September of that year, 19 people boarded the plane with me. They called themselves “Rae’s Merry Band.” We touched down in Hanoi. Our luggage was trapped in the hold, so we had just a moment to fluff ourselves up and go to our first official meeting. The senior-most members of the Vietnam Union of Friendship Organization (VUFO) were there, and so were TV cameras. They were broadcasting live. Mr. Vu Xuan Hong, VUFO’s head, stood and spoke into the cameras. He announced that today it was his great honor to welcome “Mother Rae Cheney” and to present to me, on behalf of the President and the Prime Minister, The Medal for Peace and Friendship Among Nations, the highest honor given to a foreign citizen. They pinned the medal on me and then motioned for me to stand and speak. I recall expressing how long it had taken to make up my mind to come. I apologized for that, because I felt they were waiting for me.
We left for Quang Tri a few days later, accompanied by the U.S. Ambassador and the Vietnamese Ambassador to the U.S., to dedicate the Dan Cheney Kindergarten and the Mother’s Peace Library. I spoke first, under a pink canopy tent with fringe that swayed in the wind. Attending were veterans and press from all over the world, representatives from other NGOs, children dancing and playing. As I finished, the Women’s Union lifted up this tiny woman straight into my arms. At first, I didn’t know who she was, but we hugged each other and tears rolled down our cheeks. We held hands and started walking up toward the building to cut the ribbon. She touched my arm and said something. The translator turned to me and repeated her words.
“I lost two boys when the war passed through my village.”
I was thunderstruck. I was just overcome with joy and peace and love for her. She’d suffered just like me. And I don’t like to say twice as much, but how else can you say it? I embraced her again. I wanted that feeling of love from that mother, and I know she did, too. We couldn’t let go. We’ll be friends for life.
Everywhere I went there were hands reaching out to me. I was full of gratitude for their love for me. Today, when I sit down to write thank you’s to our donors, I pick up that pen with a full heart, and extend our love and gratitude for their generosity. And what I’ll say to those gathered this weekend is that my heart is healed, thanks to my work with PeaceTrees, and a chance meeting with another mother whose loss I shared.
Rae and Jerilyn were interviewed by Vietnamese television during their visit to Vietnam. The full VTV interview is available here. For more information about their work, and ways to contribute to the PeaceTrees Vietnam mission, visit http://www.peacetreesvietnam.org.
*** Vietnamese Translation
Con trai họ hy sinh khi chiến đấu trong chiến tranh. Với một cái ôm, sự tức giận của họ đã tan biến.
Một lễ tưởng niệm cho 59 người Mỹ từ quận Clark hy sinh trong cuộc chiến tranh Việt Nam sẽ diễn ra vào thứ bảy này tại Vancouver, Washington. Trong số đó đã là Daniel Bernard Cheney, 21 tuổi, Đại úy quân đội Mỹ, một phi công COBRA xuất sắc đã hy sinh cùng với đồng đội của mình khi trực thăng của họ bị bắn rơi trong khi đang hỗ trợ cho một phi công LOH ở mặt đất (người mà sau này sống sót). Kể từ khi nhận được tin anh mất, gia đình của Dan đã và đang tôn vinh cuộc đời anh bằng việc tìm cách vượt qua sự mất mát của mình và giúp đỡ những người khác. Ngay sau khi quan hệ Mỹ Việt được bình thường hóa, chị gái của Dan là Jerilyn Brusseau và người chồng quá cố của cô là Danaan Parry đã sáng lập ra PeaceTrees Vietnam, một tổ chức phi lợi nhuận tại miền Trung Việt Nam giúp dọn sạch bom, mìn chưa nổ , trồng cây thay vào đó và hỗ trợ cho cuộc sống của người dân địa phương. Sự cố gắng của PeaceTrees đã giúp an toàn dọn sạch 100,000 bom mìn, trồng 64,000 cây xanh, xây dựng 12 trường mẫu giáo, 11 thư viện và 100 ngôi nhà, giáo dục về các nguy cơ từ mìn cho 80,000 trẻ em và gia đình, và là chủ nhà cho 60 “ Phái đoàn công dân ngoại giao” đến để trồng cây và xây dựng tình bạn.
Bà Rae, mẹ của Dan bây giờ đã 96 tuổi và đã là tình nguyện viên cho PeaceTrees từ lúc ban đầu. Qua nhiều năm bà đã nghe bao nhiêu câu chuyện từ các tình nguyện viên khác về việc tới Việt Nam đã thay đổi cuộc sống của họ như thế nào. Nhưng bà đã không bao giờ tưởng tượng rằng có một ngày mình cũng lên đường tới đây. Tất cả điều đó thay đổi vào năm 2010 với một lời mời đến một sự kiện đặc biệt. Bà Rae đã lên máy bay tới Hà Nội vào tháng Chín. Vài ngày sau đó, bà đã gặp mặt một bà mẹ Việt Nam có hai con trai hy sinh khi chiến đấu cho phía bên kia. Mới đây dự án hai phía đã trò chuyện với bà về cảm giác của bà về thời điểm đó, và bà sẽ nói gì trên tư cách là khách mời vinh dự cho lễ tưởng niệm vào cuối tuần này. Chúng ta bắt đầu từ đây qua chính lời kể của bà Rae....
Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về việc mình sẽ nói gì vào thứ bảy, làm thế nào để nói thành lời. Cha mẹ của những người lính hy sinh khác sẽ ở đó. Tôi muốn chia sẻ tình cảm của mình nhưng tôi cũng muốn nói với họ rằng làm thế nào mà tôi đã có thể giải tỏa được cảm giác tức giận và cay đắng mà tôi đã cảm thấy trước đây. Tôi chưa từng thực sự chĩa những cảm xúc đó vào người Việt. Tôi đã chỉ chĩa những điểm đó vào cuộc sống bởi vì tôi biết một điều về chiến tranh. Khi chồng tôi, ông Bun đã ở Thái Bình Dương ba năm rưỡi trong cuộc Chiến Tranh Thế Giới lần thứ II. Chúng tôi đã rất ít khi nhận được tin tức từ ông. Ông ấy đã an toàn trở về nhưng những nỗi đau mà tôi cảm thấy ngày hôm nay nổi lên là bởi vì sự cô đơn tôi đã cảm nhận khi ông ấy xa nhà.
Gia đình và nhiều bạn bè đã an ủi chúng tôi rất nhiều khi chúng tôi vật lộn với sự mất mát của mình hàng ngày. Khi gia đình của Jerilyn mở rộng, cô ấy mang con đến nhà tôi và cuộc trò chuyện luôn hướng tới Dan. Cô ấy rất muốn rằng con cái mình biết đến chú mình. Cô ấy nói rằng một ngày cô ấy sẽ tới Việt Nam. Chúng tôi đã biết rằng cô ấy nói thật.
Jerilyn và Danaan khởi lập ra PeaceTrees sau khi chồng tôi qua đời. Tôi đã chuyển nhà để gần con gái hơn và đã tới văn phòng của PeaceTrees thường xuyên hơn. Nhưng tôi đã không sống trong hòa bình và hạnh phúc bởi vì có một điều cứ ảm ảnh tôi mãi đó là các con tôi làm việc tại nơi mà chúng tôi mất Dan. Tôi đã biết rất rõ về sứ mệnh của họ nhưng vẫn nghĩ rằng, Tôi có một người con nữa quay lại đất nước đó. Điều đó có được không? Liệu điều đó có được đối với tôi không? Tôi đã thực sự vật lộn với điều đó.
Sau cùng Jerilyn đã hỏi tôi rằng nếu tôi có thể giúp con viết thiếp cám ơn cho những người tài trợ. Một ngày kia khi tôi đang viết những lời tốt đẹp đó thì bỗng nhiên tôi nhận ra rằng có rất , rất nhiều những bà mẹ đau khổ giống như tôi tại Việt Nam. Với suy nghĩ đó trong tâm trí mình, tôi đã bắt đầu tìm thấy sự yên bình. Tôi đã có thể nhận ra một thực tế rằng tôi không chỉ có một mình.
Qua nhiều năm, những người tình nguyện đã quay về và kể chuyện về những gì họ đã nhìn thấy, những gì mà họ đã cảm thấy và người Việt Nam tốt bụng như thế nào. Không một ai trong họ đã nói rằng họ đã cảm thấy không tự tin hay không an toàn. Mỗi bước đi của hành trình đều rất tích cực. Có một khoảnh khắc mà tôi đã nghĩ rằng được rồi, tôi có thể làm được điều này. Một ngày kia, tôi ở nhà và đã lấy va li xuống, nhưng rồi tôi nghĩ về những phức tạp trong quá trình xin visa. Tôi lại để lại vali vào chỗ cũ. Bây giờ thì tôi biết được rằng tại sao mà tôi đã ngần ngại. Đến nơi mà Dan qua đời là điều nằm ngoài giấc mơ thực sự nhất của tôi.
Đầu năm 2010, PeaceTrees đã thành lập một ủy ban và tôi là một thành viên. Tại cuộc họp của chúng tôi vào tháng Một, chủ tịch đã đứng lên trước khi chúng tôi bắt đầu và nói rằng ông ấy muốn nói một điều. Ông ấy đã muốn mời tôi đến cắt băng khánh thành tại một trường mẫu giáo và một thư viện tại Việt Nam mà họ muốn xây để tôn vinh Dan. Thế là tôi đã phải đi chứ? Vào tháng chín năm đó, 19 người đã lên máy bay cùng với tôi. Họ gọi mình là “ Ban nhạc của Rae Merry”. Khi chúng tôi hạ cánh xuống Hà Nội. Hành lý của chúng tôi đến chậm nên chúng tôi chỉ có một vài phút để chuẩn bị và đi đến cuộc gặp mặt chính thức đầu tiên. Các thành viên cấp cao của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) đã có mặt, cũng như các camera truyền hình. Họ đã truyền hình trực tiếp. Ông Vũ Xuân Hồng, chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đã phát biểu trước các máy quay phim. Ông ấy đã thông báo rằng hôm nay ông rất lấy làm hân hạnh được đón tiếp “ Mẹ Rae Cheney” và thay mặt Chủ tịch nước, Thủ tướng trao tặng cho bà Huy chương vì Hòa Bình và Hữu Nghị , danh hiệu cao nhất cho một công dân nước ngoài. Họ đã gắn huy chương cho tôi và mời tôi lên phát biểu. Tôi nhớ lại rằng đã mất rất lâu trước khi tôi quyết định tới đây. Tôi đã xin lỗi cho điều đó vì tôi cảm thấy rằng dường như họ đã chờ đợi tôi.
Vài ngày sau chúng tôi đã đi Quảng Trị cùng với Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam và Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ để trao tặng trường mẫu giáo Dan Cheney và thư viện Hòa Bình của Mẹ. Tôi đã phát biểu trước tiên dưới tán lều màu hồng với tua bay theo chiều gió. Đã có các cựu chiến binh và giới báo chí trên thế giới, đại diện của các tổ chức phi chính phủ khác, các cháu nhảy múa và chơi đùa. Khi tôi nói xong, Hội liên hiệp Phụ nữ đưa một người phụ nữ nhỏ bé vào ngay vòng tay tôi. Lúc đầu, tôi đã không biết bà ấy là ai nhưng chúng tôi đã ôm nhau với những giọt nước mắt lăn trên má. Chúng tôi nắm tay và bắt đầu đi tới tòa nhà để cắt băng khánh thành. Bà ấy đã chạm vào cánh tay tôi và nói một điều gì đó. Người phiên dịch quay sang phía tôi và nhắc lại lời của bà.
“Tôi mất hai người con trai khi chiến tranh đi qua làng tôi.”
Tôi đã rất sửng sốt. Tôi đã vượt qua với niềm vui, hòa bình và tình cảm tôi dành cho bà ấy. Bà ấy cũng chịu đau khổ như tôi. Tôi không thích nói rằng đau khổ gấp đôi nhưng bạn đâu có thể nói bằng một cách khác. Tôi ôm bà ấy một lần nữa. Tôi đã muốn cảm thấy tình thương từ bà mẹ đó và tôi biết rằng bà ấy cũng vậy. Chúng tôi đã không thể buông ra. Chúng tôi sẽ trở thành bạn cho suốt cuộc đời.
Bất kỳ nơi nào tôi đã đi tới cũng có những bàn tay hướng tới tôi. Tôi đã tràn đầy lòng biết ơn cho những tình cảm của họ dành cho mình. Ngày nay, khi tôi ngồi viết thư cám ơn cho những người tài trợ, tôi cầm bút lên với đầy nhiệt huyết trong trái tim, với tình yêu và sự biết ơn đối với lòng hảo tâm của họ. Trong cuộc gặp mặt vào cuối tuần này , tôi sẽ nói rằng trái tim tôi đã được hàn gắn nhờ việc làm của tôi với PeaceTrees và cơ hội được gặp mặt một người mẹ khác mà cũng chia sẻ sự mất mát giống như tôi.
Bà Rae và cô Jerilyn đã được Đài truyền hình Việt Nam mời phỏng vấn trong chuyến đi của họ tại Việt Nam. Cuộc phỏng vấn có thể xem tại đây. Để biết thêm thông tin về các hoạt động của họ và làm thế nào để đóng góp, xin vào thăm trang web http://www.peacetreesvietnam.org.